tienmanh0211
Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật hiện hành
Ngày hôm nay nhằm đưa đến các thông tin kiến thức pháp luật bổ ích cho các bạn đọc và quý khách hàng quan tâm tới đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Việt Tín xin chia sẻ cùng các bạn đọc và quý khách hàng bài viết về cách hiểu nhãn hiệu theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Hy vọng rằng sau bài viết, cùng với sự đối chiếu về cách định nghĩa, giải thích trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hay làm thành viên, quý khách hàng và các bạn đọc yêu thích pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ có cho mình được nhiều góc nhìn hơn về nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu theo tinh thần pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam.
Các bạn đọc và quý khách hàng quan tâm tới thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì dựa theo quy định trong Hiệp đinh TRIPs và điều kiện thực tế ở Việt Nam, các nhà làm luật đã nghiên cứu và đưa ra một định nghĩa riêng của Việt Nam về nhãn hiệu, theo đó, khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi,bổ sung năm 2009, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu sử dụng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Theo đó định nghĩa được xây dựng theo chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn một chút để nhìn rõ vấn đề thì có thể thấy rằng, một nhãn hiệu ngoài tính năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức khác nhau thì nó còn nhằm phân biệt hàng hóa, sản phẩm được sản xuất từ cùng một chủ sản xuất. Ví dụ: nhãn hiệu Long Pie của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ngoài mục đích giúp phân biệt với các nhãn hiệu khác như Chocopie của công ty bánh kẹo Orion thì nó còn có ý nghĩa giúp người tiêu dùng phân biệt với các nhãn hiệu khác ngay trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà như Sozoll, Cooltte,…
Liên hệ với Việt Tín ngay hôm nay để nhận được các hướng dẫn và cung cấp thông tin pháp luật cần thiết nếu bạn đang quan tâm hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam tại Việt Tín. Trân trọng cảm ơn!