hoatt90
Phân biết các loại vải khi may áo thun
Thun trơn cotton là loại vải thun thường được dùng phổ biến để may áo thun vì giá thành rẻ, chất vải khá nhẹ. Loại vải này thường may áo thun đơn giản, như áo thun cổ tròn, cổ bẻ.
Loại vải này cũng thích hợp may áo thun đồng phục như đồng phục lớp, đồng phục nhóm, đồng phục gia đình.
Vải thun trơn cotton được chia làm nhiều loại khác nhau như
Thun trơn 100% cotton
Loại vải này bắt nguồn từ sợi quả bông. Đây là loại vải có khả năng hút mồ hôi rất tốt, thoáng mát, thích hợp với thời tiết ở Việt Nam, phù hợp với người hay phải vận động. Tuy nhiên giá thành loại vải này khá cao.
Độ co dãn: có 2 loại 2 chiều và 4 chiều, loại 4 chiều mặc sẽ thoải mái và co dãn tốt hơn.
Vải thun CVC thường gọi cotton 65/35
Loại vải này có thành phần gồm 65% cotton và 35% xơ PE. Loại vải này mang trong mình tất cả tính chất của cả 2 loại vải sợi là sợi cotton và PE. Nhìn chung giá của loại vải này cũng tương đối cao thích hợp may áo thun đồng phục công sở. Độ co dãn: 2 chiều và 4 chiều.
Vải thun TC ( thường gọi Tixi, hay cotton 35/65)
Loại vải này là loại vải có giá thành trung bình. Với thành phần gồm 35% xơ cotton và 65% xơ PE. Loại vải này khiến người mặc vừa cảm giác được độ mềm mại của vải vừa có độ đứng vải của sợi PE.
Độ co dãn : 2 chiều và 4 chiều.
Vải cá mập:
Vải cá mập là loại vải được dệt kim, mắt lưới thường to hơn vải thun trơn, có độ nhám.
Độ co dãn : 2 chiều, ít dãn.
Vải cá sấu:
Vải cá sấu là loại vải làm bằng vải cotton nhưng mắt vải dệt to hơn cotton thường. Loại vải này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 tại Pháp. Tuy mắt dệt lớn hơn so với vải cotton thường nhưng nhỏ hơn và mịn hơn so với loại vải cá mập.
Độ co dãn : 4 chiều
Vải thun lạnh
Vải thun lạnh có thành phần là 100% sợi PE. Khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy bề mặt phải bóng láng, co dãn 1 chiều, không có long vải. Thích hợp khi sử dụng in chuyển nhiệt.
Độ co dãn : 2 chiều
Cách phân biệt chất liệu vải cao cấp cotton hay poly
Vải có thành phần poly thường sẽ tăng độ cứng, không hút mồ hôi.
Vải có nhiều cotton sẽ mềm mại hơn, mịn hơn và thấm hút mồ hôi tốt hơn.
Các phân biệt thành phần cotton trong vải để nhận biết để may áo thun
Mỗi chất liệu vải thì sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào từng môi trường làm việc mà bạn nên có sự lựa chọn phù hợp như nếu tham gia các hoạt động ngoài trời thì bạn có thể lựa chọn chất liệu cotton mát mẻ hoặc vải thun, còn nếu để giao tiếp với khách hàng thì ban có thể lựa chọn loại vải cá sấu, cá mập để tôn dáng cho chiếc áo. Người mặc sẽ trở nên đứng đắn, nghiêm túc hơn rất nhiều.
Nguồn: http://muahanggiare247.com/thoi-trang-cong-va-nhung-thay-doi-can-phai-co/