giangdt254
Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 hay đái tháo đương, có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Mà nguyên nhân sống thiếu lành mạnh là chủ yếu như: ăn uống không điều độ, vận động ít, cộng căng thẳng thường xuyên, áp lực của công việc…
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Người thừa cân, béo phì: là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đái tháo đường type 2 ở người lớn và trẻ em.
- Người lớn trên 45 tuổi
- Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc trong thai kỳ từng mắc đái tháo đường.
- Tiền sử trong gia đình có người bị tiểu đường type 2
- Bị tiền đái tháo đường
- Vận động ít
- Mắc bệnh cao huyết áp
Kháng insulin là thủ phạm chính gây đái tháo đường type 2
Ta biết răng Insulin là nội tiết tố, insulin có tác dụng giúp điều hòa lượng đường trong máu. Sau khi ăn lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ đươc kích thích sản sinh ra insulin để vận chuyển đường vào trong tế bào tạo và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bệnh tiểu đường 2 xảy ra khi insulin được tụy tiết ra không đủ và hoạt động không hiệu quả (hay còn gọi là kháng insulin) hay kết hợp cả 2 yếu tố này. Khi đó, đường được đưa vào trong tế bào không được chuyển hóa thành năng lượng, mà ứ đọng ở trong, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
Triệu chứng nhận biết bệnh đái tháo đường type 2
Đái tháo đường tuýp 2 không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường tuýp 1, nên bệnh khó nhận biết ở giai đoạn khởi phát. Một vài triệu chứng dưới đây có thể là những dấu hiệu gợi ý của bệnh đái tháo đường:
- Luôn có cảm giác khát nước nhiều
- Ngay sau khi ăn vẫn cảm thấy đói nhiều
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần
- Luôn thấy khô miệng
- Cảm giác luôn mệt mỏi
- Mắt nhìn mờ
- Chân tay tê bì, cảm giác kim chích hoặc ngứa ngáy
- Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
- Các vết thương khó lành
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và những biến chứng nguy hiểm
Đường huyết tăng cao và kéo dài làm tổn hại tới mạch máu và dây thần kinh, dẫn tới nhiều biến chứng mạn tính như suy thận, đoạn chi, mù lòa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…. Ngoài các biến chứng mạn tính, đường huyết tăng hoặc giảm còn có thể gặp biến chứng cấp tính như là hôn mê.
Biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, bởi diễn biến âm thầm và có tỉ lệ tử vong cao.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2
Để chẩn đoán sớm nhất bệnh đái tháo đường tuýp 2 ta sử dụng phương pháp xét nghiệm máu. Sự dụng các thiết bị kiểm tra đường huyết tại nhà có thể cho kết quả đường huyết tại thời điểm đó một cách tương đối, để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm sau:
- HbA1C: là chỉ số giúp xác định đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng. HbA1C với người khỏe mạnh vào khoảng 5%, chỉ số này càng cao thì khả năng kiểm soát đường huyết càng kém.
- Đo đường huyết lúc đói: để có kết quả chính xác nhất nên làm xét nghiệm vào buổi sáng, trước khi làm xét nghiệm người bệnh phải nhịn ăn 8h. Chỉ số đường huyết bình thường ở mức ≤ 99 mg/dL (tương đương với 5.5mmol/L)
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào đó trong ngày.
- Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống: Người bệnh nhịn đói ít nhất 8 giờ, sau đó được uống 1 cốc nước chứa 75 g glucose. Đường huyết được đo sau 2 giờ từ lúc uống.. Giá trị bình thường:≤ 139 mg/dL.
Tham khảo thêm về tiểu đường: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html
dẫn nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/tim-hieu-ve-benh-dai-thao-duong-tuyp-2.1162/