thuctapseonx14
1.Kích thước bàn cân
Kích thước bàn cân phụ thuộc sản phẩm cần cân, nên chọn kích thước nào để sản phẩn cần cân nằm hoàn toàn trong bàn cân (không lòi ra ngoài bàn cân, trừ nhửng sản phẩm dạng đặc biệt quá dài) vì kích thước bàn cân là yếu tố chính quyết định giá bán (cùng kích thước bàn cân thì cùng giá cân điện tử, dù mức cân max có thể khác nhau)
2.Bước nhảy d (độ chính xác):
Bước nhảy d là giá trị vạch chia nhỏ nhất của cân, phản ánh độ chính xác của cân. Lựa chọn bước nhảy phụ thuộc mức cân max. Thông thường, theo quy định cân cấp chính xác 3 dùng trong thương mại, mua bán thì mức cân max/bước nhảy d <10,000. Nếu cân bàn đáp ứng quy định này thì mới kiểm định được, nếu khách hàng có sản phầm cần độ chính xác cao hơn thì vẫn có thể đáp ứng được, nhưng nếu mức cân max/bước nhảy d >10,000 thì cơ quan quản lý đo lường không kiểm định mà chỉ hiệu chuẩn.
3.Mức cân lớn nhất max.
Mức cân lớn nhất max nên chọn cao hơn khối lượng sản phẩm nặng nhất cần cân vì mức max càng cao thì bước nhảy càng cao => độ chính xác thấp => nên chọn mức max lớn hơn và gần với khối lượng cân lớn nhất.
4.Môi trường cân bàn điện tử .
Môi trường sử dụng cân (khô ráo bình thường hay ẩm ướt, có ăn mòn (axit) hay không?) để lựa chọn vật liệu bàn cân và loadcell (thép hay inox).
5.Kết cấu bàn cân.
Phụ thuộc vào sản phẩm cần cân nặng hay nhẹ, kích thước nhỏ gọn hay bình thường, có cần gia cố đặc biệt ko (cân những thứ nhỏ mà nặng như thép cuộn, đồng …), cân bàn điện tử có hay bị va đập hay không (cẩu bằng bàn từ, dễ rơi xuống cân) để có thể chọn kết cấu bàn cân, vật liệu bàn cân cho phù hợp.
6.Các yêu cầu khác.
Cân bàn có cần yêu cầu thêm gì hay không (máy in, chưong trình quản lý, ram dốc lên xuống, điều khiển định lượng đóng ngắt, làm hầm cân chìm hay không? …)